Lịch Sử Làng Gốm Bát Tràng. Theo sử biên niên có thể xem thế kỷ 14-15 là thời gian hình thành làng gốm Bát Tràng. Hiện nay, sản phẩm gốm Bát Tràng càng ngày càng phong phú và đa dạng. Ngoài các mặt hàng truyền thống, các lò gốm Bát Tràng còn sản xuất nhiều sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong Việt Nam như các loại ấm chén, bát đĩa, lọ hoa... kiểu mới, các vật liệu xây dựng, các loại sứ cách điện... và các sản phẩm xuất khẩu theo đơn đặt hàng của nước ngoài. Sản phẩm Bát Tràng có mặt trên thị trường cả nước và được xuất khẩu sang nhiều nước châu Á, châu Âu. Bát Tràng cuốn hút nhiều nhân lực từ khắp nơi về sáng tác mẫu mã mới và cải tiến công nghệ sản xuất. Một số nghệ nhân đã bước đầu thành công trong việc khôi phục một số đồ gốm cổ truyền với những kiểu dáng và nước men đặc sắc thời Lý, Trần, Lê, Mạc...
Lịch Sử Làng Nghề
Theo sử biên niên có thể xem thế kỷ 14-15 là thời gian hình thành làng gốm Bát Tràng.
+ Dư địa chí của Nguyễn Trãi chép "Làng Bát Tràng làm đồ bát chén" và còn có đoạn "Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Huê Câu thuộc huyện Văn Giang. Hai làng ấy cung ứng đồ cống cho Trung Quốc là 70 bộ bát đĩa, 200 tấm vải thâm".
+ Cũng theo Đại Việt sử ký toàn thư thì năm 1376, trong một cuộc Nam chinh, đoàn chiến thuyền của vua Trần Duệ Tông xuất phát từ Thăng Long xuôi theo sông Nhị (sông Hồng) đi qua "bến sông xã Bát" tức bến sông Hồng thuộc xã Bát Tràng.
+ Đại Việt sử ký toàn thư chép "Nhâm Thìn, Thiệu Phong năm thú 12 (1352)... mùa thu, tháng 7, nước lớn tràn ngập, vỡ đê xã Bát, Khối, lúa má chìm ngập. Khoái Châu, Hồng Châu và Thuận An bị hại nhất". Xã Bát là xã Bát Tràng, xã Khối là xã Thổ Khối, hai xã ven đê bên tả ngạn sông Nhị, tức sông Hồng ngày nay.
Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, Thăng Long trở thành trung tâm chính trị của nước Đại Việt. Do nhu cầu phát triển của kinh thành, nhiều thương nhân, thợ thủ công từ các nơi tìm về Thăng Long hành nghề và lập nghiệp. Sự ra đời và phát triển của Thăng Long đã tác động mạnh đến hoạt động kinh tế của các làng xung quanh, trong đó có làng Bát Tràng Gốm Bát Tràng xuất hiện từ rất sớm, vào giai đoạn cuối của Văn hoá Hoà Bình đầu Văn hoá Bắc Sơn. Trong quá trình phát triển nghề gốm, đương nhiện có nhiều quan hệ giao lưu với gốm sứ Trung Quốc và có tiếp nhận một số ảnh hưởng của gốm sứ Trung Quốc.
Hiện nay, sản phẩm gốm Bát Tràng càng ngày càng phong phú và đa dạng. Ngoài các mặt hàng truyền thống, các lò gốm Bát Tràng còn sản xuất nhiều sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong Việt Nam như các loại ấm chén, bát đĩa, lọ hoa... kiểu mới, các vật liệu xây dựng, các loại sứ cách điện... và các sản phẩm xuất khẩu theo đơn đặt hàng của nước ngoài. Sản phẩm Bát Tràng có mặt trên thị trường cả nước và được xuất khẩu sang nhiều nước châu Á, châu Âu. Bát Tràng cuốn hút nhiều nhân lực từ khắp nơi về sáng tác mẫu mã mới và cải tiến công nghệ sản xuất. Một số nghệ nhân đã bước đầu thành công trong việc khôi phục một số đồ gốm cổ truyền với những kiểu dáng và nước men đặc sắc thời Lý, Trần, Lê, Mạc...
Xưởng Gốm Bát Tràng
NGHỆ NHÂN NỔI TIẾNG CHỈ DẠY THÀNH NGHỀ
Nhắc tới ''ấm tử sa'' không ai không biết Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn, ông có 2 người con trai và 2 người con gái. Gốm 365 là một trong những con cháu tiếp bước nghề, giữ giá trị truyền thống lâu đời của gia đình.
Sinh năm 1964, nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn ở Bát Tràng (Gia Lâm – Hà Nội) đã có gần 40 năm gắn bó với nghề gốm – gốm sứ Bát Tràng. Ông cũng là người pha chế thành công loại đất làm ấm Tử Sa không thua kém chất đất ở Nghi Hưng (Giang Tô – Trung Quốc) – quê hương của chiếc ấm Tử Sa huyền thoại. Hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, ông sáng tác 2 tác phẩm: Vò rồng và bình chạm hoa văn.
“Duyên nợ” ấm Tử Sa
Ông Tuấn cho biết, sở dĩ ấm Tử Sa quý hiếm, được người đời trân trọng là bởi ấm, chén Tử Sa khi soi lên thấy ánh cát lấp lánh, gõ kêu như chuông. Người mê trà đạo, thích phong cách cổ kính rất quý loại ấm độc đáo này. Đặc biệt, màu men của gốm do tự đất sinh ra, nung ở nhiệt độ cao, cứng như đá, càng dùng càng bóng, màu sắc nâu bóng như đồng.
Sinh ra tại Bát Tràng, mảnh đất có truyền thống làm nghề gốm sứ; lên 10 tuổi Tuấn đã theo bố và các chú trong làng đi quay đất, nặn gốm. Ngày nào Tuấn cũng tự mày mò đắp nặn từng khối đất sét thành những sản phẩm của riêng mình như: con heo đất, chiếc ấm, nồi đất, chiếc điếu… Năm 1978, ông bắt đầu vào làm công nhân cho phân xưởng mỹ nghệ của Xí nghiệp Gốm sứ Bát Tràng. Năm 1988, Tuấn bắt đầu mở lò gốm tại nhà. Lúc ấy, không ít người lo ngại, bởi ông chưa qua một trường lớp đào tạo nào về gốm sứ. Tuấn giải thích, điều quan trọng của người làm gốm là phải có tư duy hình khối nghệ thuật và sự đam mê hiểu biết về chất liệu. Khác với mọi người trong làng chỉ chú trọng khâu sản xuất, Tuấn dành nhiều thời gian đi tìm chất liệu mới, đó là đất. Suốt một thời gian dài Tuấn lang thang khắp nơi, hễ nghe ở đâu có gốm sứ là ông đến, từ Phù Lãng (Bắc Ninh), Quế Quyển (Hà Nam), Chu Đậu (Hải Dương) đến tận Nghi Hưng (Trung Quốc). Lần nào trở về, Tuấn cũng mang theo một ít đất để tìm hiểu, nghiên cứu.
Ông luôn nghiên cứu tìm tòi sản phẩm mang giá trị thực.
Tuấn tiết lộ, đất làm ấm Tử Sa được lấy ở Quế Quyển, nhưng quan trọng là cách thức pha chế, kết hợp với các loại đất khác để có độ dai, dẻo, bền lâu như chất đất ở Giang Tô. Đất đạt yêu cầu làm ấm Tử Sa phải chịu được nhiệt độ nung cao đến 1.200C. Ấm Tử Sa của Tuấn vừa tung ra thị trường đã nhanh chóng được người tiêu dùng ưa chuộng bởi chất liệu mới lạ, hình khối tinh xảo, đặc biệt càng dùng càng bóng nhờ nước men độc đáo. Ấm Tử Sa ở Bát Tràng có nhiều chủng loại khác nhau với giá thành từ vài trăm ngàn đến hàng triệu đồng /bộ mà chất lượng không thua kém gì ở Giang Tô.
Là nghệ nhân trẻ tuổi nhất trong làng, Mạnh Tuấn nói về mình rất khiêm tốn, thế nhưng ai cũng hiểu tên tuổi ông đã gắn liền với chất men làm ra chiếc ấm Tử Sa. Ông bảo rằng: “Tôi vẫn không ngừng tìm tòi, sáng tạo những chất liệu mới, tác phẩm mới, để thỏa lòng mình và để gốm sứ Bát Tràng sống mãi với thời gian”.
Cái nghề đã ngấm vào máu nghệ nhân
Quy Mô Xưởng
+ Gần 40 năm sản xuất phát triền gốm sứ.
+ Hàng ngàn mẫu mã sản phẩm chất lượng.
+ Gần 100 nhân công, thợ thủ công giỏi.
+ Công nghệ bán thủ công.
+ Hơn 2000 sản phẩm mỗi tuần.
Tầm nhìn và sứ mệnh
Kế thừa lịch sử truyền thống và nghề gia tiên lấy chất lượng uy tín làm đầu: Chỉ bán những sản phẩm tốt và có giá trị, lấy lợi ích khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Gốm 365 đang trên đà phấn đấu trở thành một đơn vị luôn giữ vững theo chuối giá trị phát triển bền vững. Xưởng gốm tham vọng phát triển thương hiệu hàng đầu về sản phẩm gốm sứ, mang đến ngày càng nhiều hơn những giải pháp tuyệt hảo cho mọi vấn đề khách hàng gặp phải. Chúng tôi đề cao việc xây dựng xưởng gốm trở thành một thương hiệu vững mạnh, một thương hiệu có Tâm, có Tầm, vì người Việt.
Sứ mệnh:
- Đối với khách hàng: Chỉ cung cấp những sản phẩm – dịch vụ chất lượng với công dụng thật, giá trị thật, có nguồn gốc & xuất xứ.
- Đối với nhà phân phối, đại lý, cộng tác viên: Đề cao tinh thần hợp tác, đồng hành cùng phát triển. Cam kết trở thành một hệ thống kinh doanh đồng tâm, xuyên suốt; luôn hỗ trợ và gia tăng các giá trị cho nhau.
- Đối với xã hội: Nỗ lực đóng góp tích cực vào các hoạt động hướng về cộng đồng, thể hiện tinh thần trách nhiệm và niềm tự hào dân tộc.
- Đối với nhân viên: Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo; có thu nhập cao và cơ hội thăng tiến rõ rệt cho tất cả nhân viên.
Một số hình ảnh khác về sản phẩm của Xưởng Gốm Bát Tràng - Gốm 365
Tạo hình sản phẩm
Sắp xếp sản phẩm quy trình trồng lò