Nhắc đến Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn là nhắc đến cha đẻ của đất gốm tử sa Bát Tràng, là người chế tác ra lọ, lộc bình hai nòng những năm đầu thập niên 90 ( nay đã ngừng sản xuất ). Chất liệu làm nên thương hiệu Gốm tử sa Bát Tràng được tinh luyện từ Sét gan gà - Phù sa - Cát - Quặng và Sa khoáng tự nhiên.
Ở bài viết này, Gốm 365 giới thiệu tới Quý bạn đọc sự ra đời của đất "gốm tử sa" mang thương hiệu Bát Tràng.
Những người sành uống trà, yêu thích nghệ thuật trà đạo chắc hẳn đều mơ ước đến những bộ ấm tử sa không chỉ đẹp và sang trọng mà còn tăng thêm vị ngon khi thưởng thức trà. Trước đây, loại gốm tử sa được độc quyền ở vùng đất Nghi Hưng tỉnh Giang Tô của Trung Quốc, những người mê trà muốn thửa một bộ ấm chén tử sa thì diệu vợi lắm, nhiều khi chỉ mua bộ ấm mà phải cất công đi nhiều ngày để khi có ấm rồi thường là chi phí gấp nhiều lần bộ ấm chén quý. Giờ đây, về làng gốm Bát Tràng bạn có thể dễ dàng sở hữu được một bộ ấm tử sa độc đáo do bàn tay tài hoa của một người con sinh ra ở làng gốm tạo nên – Nghệ nhân Ưu tú Vương Mạnh Tuấn.
Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn đang giới thiệu về bộ ấm tử sa
Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn - Phó chủ tịch hiệp hội Nghệ nhân Thành Phố Hà Nội sinh năm 1964 là một trong số những Nghệ nhân sớm nhất ở làng gốm Bát Tràng được công nhận. Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống làm nghề gốm tại Bát Tràng, chính vì thế mà tình yêu với đất, với gốm của ông được bắt nguồn từ đó.
Nhắc đến Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn là nhắc đến cha đẻ của đất "gốm tử sa Bát Tràng", là người đầu tiên chế tác ra lọ, lộc bình hai nòng những năm đầu thập niên 90 ( nay xưởng gốm đã ngừng sản xuất ). Chất liệu làm nên thương hiệu Gốm tử sa Bát Tràng được tinh luyện từ Sét gan gà - Phù sa - Cát - Quặng và Sa khoáng tự nhiên.
Theo Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn điều quan trọng của người làm gốm là phải có tư duy hình khối nghệ thuật và sự đam mê hiểu biết về chất liệu. Vì thế không giống như các Nghệ nhân khác chú trọng đến hoa văn, họa tiết, kỹ thuật khi làm gốm, Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn lại quan tâm nhiều đến chất đất. Ông từng tâm sự “Tại Bát Tràng chỉ có loại đất sét trắng làm gốm bình thường, còn đất đen để làm ấm tử sa có nguồn gốc ở Quế Quyển - Hà Nam. Khi lấy đất về tôi pha chế thêm đất ở những nơi khác để tạo độ dẻo, độ bền, độ dai như chất đất tử sa ở Giang Tô”.
Nếu chỉ nghe những lời tâm sự của Nghệ nhân Vương Tuấn, chắc chắn sẽ cảm thấy việc làm ra bộ ấm tử sa quá dễ dàng. Thế nhưng Nghệ nhân Tuấn đã phải mất hàng năm trời để tìm loại đất, pha chế, tính toán tỷ lệ sao cho sản phẩm đanh hơn, chịu nổi nhiệt độ hơn 1200 độ C. Ông còn sang hẳn Giang Tô để tự tay mua 1 bộ ấm tử sa về để nghiên cứu cho sản phẩm của mình.
Khác với mọi người trong làng chỉ chú trọng khâu sản xuất, Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn dành nhiều thời gian đi tìm chất liệu mới, đó là đất. Suốt một thời gian dài ông lang thang khắp nơi, hễ nghe ở đâu có gốm sứ là ông đến, từ Phù Lãng (Bắc Ninh), Quế Quyển (Hà Nam), Chu Đậu (Hải Dương) đến tận Nghi Hưng (Trung Quốc). Lần nào trở về, ông cũng mang theo một ít đất để tìm hiểu, nghiên cứu. Mỗi lần đi như thế, trong ông đã tích tụ được kha khá vốn về đất nguyên liệu và mẫu mã, tạo dáng, cũng như nhiều kỹ thuật khác trong nghề. Theo ông đó là sự vững bền, lâu dài và sâu sắc, giúp ông khẳng định vị trí của mình trong làng gốm không chỉ ở Bát Tràng mà còn của cả nước...
Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn tại cơ sở sản xuất ấm tử sa của mình
Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn tiết lộ, đất làm ấm tử sa được lấy ở Quế Quyển, nhưng quan trọng là cách thức pha chế, kết hợp với các loại đất khác để có độ dai, dẻo, bền lâu như chất đất ở Giang Tô. Đất đạt yêu cầu làm ấm tử sa phải chịu được nhiệt độ nung cao đến 1200 độ C.
Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn cho biết: sở dĩ ấm tử sa quý hiếm, được người đời trân trọng là bởi ấm chén tử sa khi soi lên thấy ánh cát lấp lánh, gõ kêu như chuông. Người mê trà đạo, thích phong cách cổ kính rất quý loại ấm độc đáo này. Đặc biệt, màu men của gốm do tự đất sinh ra, nung ở nhiệt độ cao, cứng như đá, càng dùng càng bóng, màu sắc nâu bóng như đồng. Gốm tử sa là loại gốm tự nhiên có chất đất nhỏ mịn, hàm lượng chất sắt cao, tính kết dính tốt, dễ tạo hình, nhất là khi dùng chế tác vật dụng nhỏ, tinh xảo như ấm trà, và số ít là chậu vẽ tay nghệ thuật cao cấp. Do đặc điểm đó nên khi được làm ấm pha trà thì không làm mất hương vị của trà. Do đặc tính ưu Việt của chất đất nên thân ấm luôn có lỗ nhỏ li ti dùng lâu ngày có thể hấp thu mùi vị của trà, dùng thật lâu, sau này chỉ chế nước sôi vào ấm là có nước trà thơm ngon. Đặc biệt loại ấm này để trà lâu ngày trong bình không bị thiu, mốc hay biến chất. Ấm tử sa dùng càng lâu, càng lên nước men bóng láng, trơn tru và đẹp tự nhiên và một điều quan trọng nữa là loại gốm này không co ngót, cong vênh dù nung ở nhiệt độ cao (1200 độ C), nên mẫu mã, chất lượng và hình thức của sản phẩm gốm tử sa luôn đảm bảo như ban đầu khi còn là phôi...
Thành công trong việc tạo ra gốm tử sa Việt Nam, Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn còn nghiên cứu, mạnh dạn từng bước sử dụng nguyên liệu sẵn có ở Bát Tràng và trong nước. Với sự kiên trì, bền bỉ, nghiên cứu và chế tạo, Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn đã tự hào khẳng định gốm tử sa Bát Tràng của ông được sản xuất bằng nguyên liệu trong nước, chất lượng không thua kém gì gốm tử sa - Giang Tô, Trung Quốc.
Ấm tử sa của Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn vừa tung ra thị trường đã nhanh chóng được người tiêu dùng ưa chuộng bởi chất liệu mới lạ, hình khối tinh xảo, đặc biệt càng dùng càng bóng đẹp. Ấm tử sa ở Bát Tràng có nhiều chủng loại khác nhau với giá thành từ vài trăm ngàn đến hàng triệu đồng/bộ mà chất lượng không thua kém gì ở Giang Tô.
Mời bạn cùng Gốm 365 chiêm ngưỡng những bộ ấm trà chất liệu gốm tử sa thương hiệu Bát Tràng được chế tác bởi Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn tại đây.
* Nguồn: Sưu tầm.